FloodAdaptVN

Phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái để quản lý rủi ro lũ lụt nhằm phát triển đô thị theo hướng thích ứng và bền vững ở miền trung Việt Nam

Mối quan hệ bối cảnh

Hiện nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở miền Trung Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố vừa và nhỏ. Khu vực này cũng đồng thời phải đối mặt với sự gia tăng cả về lượng mưa và số trận mưa lớn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và việc thay đổi mục đích sử dụng đất, dẫn đến hiện tượng lũ lụt xuất hiện thường xuyên với mức độ thiệt hại ngày càng nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, dự án FloodAdaptVN tập trung vào việc giảm thiểu rủi ro và thích ứng với lũ lụt dựa trên việc đánh giá mức độ ảnh hưởng và hiệu quả về mặt chi phí của các giải pháp. Khu vực nghiên cứu là Thành phố Huế và các huyện thường xuyên bị ngập lụt của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể

Mục tiêu chung của dự án FloodAdaptVN nhằm giảm nhẹ rủi ro về lũ lụt hiện tại và tương lai thông qua việc triển khai các chiến lược thích ứng và giảm thiểu rủi ro dựa trên hệ sinh thái vào các khung quản lý rủi ro lũ lụt ở miền Trung Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể của dự án FloodAdaptVN bao gồm:

  • Nhằm hiểu rõ hơn và đánh giá các nguyên nhân, điểm nóng và sự thay đổi của rủi ro lũ lụt hiện tại và trong tương lai.
  • Nhằm tìm hiểu đồng thời các yếu tố thúc đẩy cũng như các rào cản việc ứng dụng các giải pháp dựa vào hệ sinh thái để giảm nhẹ rủi ro và thích ứng với lũ lụt, cũng như các giải pháp bảo hiểm rủi ro khí hậu.
  • Nhằm phát triển công cụ hỗ trợ cho việc quyết định giải pháp ưu tiên trong số các giải pháp giảm nhẹ rủi ro và thích ứng dựa trên khả năng giảm thiểu thiệt hại, được xã hội chấp nhận, bền vững và có hiệu quả kinh tế.

Phương pháp tiếp cận chung và cấu trúc dự án

Dự án hợp tác song phương Việt Nam-Đức FloodAdaptVN hiện đang ở giai đoạn Xác định nội dung nghiên cứu kéo dài 48 tháng (04/2021 – 03/2025), trong đó phương pháp tiếp cận được xây dựng, kiểm tra và cải tiến cùng với các đối tác địa phương và các bên liên quan. Kết quả và kinh nghiệm từ giai đoạn này này sẽ được sử dụng để xây dựng nội dung cho giai đoạn Nghiên cứu và Phát triển (R&D) kéo dài 4 năm. Dự án FloodAdaptVN được tài trợ bởi Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Đức (BMBF) trong khuôn khổ tài trợ cho sáng kiến “Phát triển bền vững các vùng đô thị”.

Lộ trình

Trong khuôn khổ dự án FloodAdaptVN, các hoạt động chính sau đây sẽ được thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ giữa các đối tác có liên quan nhằm hỗ trợ cán bộ địa phương trong việc quản lý và giảm nhẹ rủi ro lũ lụt hiện tại và trong tương lai:
• Phân tích các rủi ro lũ lụt hiện tại thông qua ảnh viễn thám, các mô hình thủy văn và dữ liệu tại chỗ
• Mô hình hóa những rủi ro lũ lụt hiện tại và tương lai dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu
• Đánh giá sự ảnh hưởng và tổn thương hiện tại của hộ dân, các công trình đối với lũ và xây dựng các kịch bản tương lai
• Đánh giá tiềm năng của các giải pháp giảm nhẹ, chuyển giao rủi ro và thích nghi với lũ (tập trung vào các giải pháp dựa vào hệ sinh thái)
• Tích hợp các dữ liệu khoa học và kiến thức bản địa từ người dân và các nhân tố có liên quan vào hệ thống thông tin về rủi ro lũ lụt (FRAME)
• Đánh giá các lợi ích liên quan đến bảo hiểm

LIÊN HỆ

TS. Felix Bachofer (Project Lead)
Trung tâm Không gian Đức (DLR),
Earth Observation Center (EOC), German Remote Sensing Data Center (DFD)
82234 Wessling (Oberpfaffenhofen)
Germany
Email: felix.bachofer [at] dlr.de